Đun đi đun lại các món ăn nhiều lần
Ngày Tết, các gia đình có thói quen nấu các món với số lượng lớn để tích trữ, rồi sau đó đun đi đun lại món ấy nhiều lần, ăn trong nhiều ngày. Do ăn các thức ăn cũ, được hâm đi hâm lại quá thường xuyên, trẻ rất dễ bị ngán, không thể ăn được nhiều vào bữa chính. Bên cạnh đó, đồ ăn nấu lại nhiều lần bị hao hụt đi đáng kể thành phần dinh dưỡng. Chưa kể, còn có những món có thể sản sinh ra độc tố khi đun lại lần hai như cần tây, trứng, nấm,... Thời nay hàng hóa sẵn có, dễ mua bán, cha mẹ nên loại bỏ thói quen tích trữ đồ ăn và thay bằng việc ăn đồ ăn nóng sốt trong ngày, tránh tình trạng trẻ sụt cân vì ăn đồ thiếu chất dinh dưỡng.Để trẻ tự do ăn vặt
Những món ăn như hạt hướng dương, hạt bí, bánh, kẹo, mứt, nước ngọt,... luôn sẵn có trong những ngày Tết khiến sở thích ăn vặt của trẻ càng được dịp “thể hiện”. Đi chơi xuân, đến nhà ai chúc Tết, trẻ cũng được này ra trước mắt hàng loạt món đồ ăn vặt mà ngày bình thường bố mẹ vốn hạn chế. Chính điều này khiến trẻ bị ngang dạ nhanh chóng, khộng còn cảm giác muốn ăn các lương thực phẩm chính. Mặc dù trẻ ăn suốt ngày nhưng vẫn không nạp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.Cứ mỗi dịp Tết đến là nhiều ông bố bà mẹ lại lo lắng cuống quýt vì sợ con mình sụt mức cân nặng chuẩn. (Ảnh minh họa)